Chánh Kiến:
"Mở đầu kinh Kim Cang, ngài Tu Bồ Đề bạch hỏi : “Thế Tôn ! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn, phát tâm A-nậu-đa-la tam-miệu-tam-bồ-đề tâm, vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm ?”, nghĩa là “Bạch Thế Tôn ! Người thiện nam, người thiện nữ phát tâm vô thượng chánh đẳng giác nên làm sao trụ, làm sao hàng phục tâm kia?”. Và suốt bộ kinh này, mọi lời dạy của đức Phật cũng nhằm trả lời câu hỏi này là:
- Làm sao trụ tâm
- Làm sao hàng phục tâm
“Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” là câu trả lời hoàn chỉnh nhất cho câu hỏi trên của ngài Tu-bồ-đề. Trong suốt kinh Kim Cang đức Phật cũng chỉ trả lời câu hỏi “làm sao trụ tâm, làm sao hàng phục tâm”, cũng chính là làm rõ ý nghĩa của câu “Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.
Đức Phật khuyên chúng ta “ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm” vì“Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng. Nhược kiến chư tướng phi tướng tắc kiến Như Lai”. (Phàm những gì có tướng đều là hư vọng, nếu thấy các tướng là phi tướng tức thấy Như Lai). Phàm những gì có hình tướng đều chịu sự biến đổi của vô thường, nên nói “hữu tướng tất hữu hoại”, có tướng tất có sự hoại diệt, có sanh ra thì có mất đi, vì vậy thật tướng của các tướng là phi tướng. Khi thấy thực của các tướng là phi tướng ắt thấy Như Lai, thấy Như Lai là thấy chơn tâm thường trú.
Khi chúng ta nhận chân được thực tướng các pháp là phi tướng rồi, thì chúng ta phải hàng phục tâm. Không để cho tâm chạy theo trần cảnh (không để sáu căn dính mắc sáu trần), trụ tâm ở chổ không chấp, không vướng mắc, giữ tâm thanh tịnh, tự tại trước sự sinh diệt, khổ đau vô thường của cuộc đời. Hàng phục được tâm phân biệt vọng động là ta đang trụ tâm. Như vậy hàng phục tâm cũng chính là trụ tâm.
Ngài Long Tề Hòa thượng ngộ được lý vô trụ của kinh Bát Nhã nên có làm bài kệ rằng:
Tâm cảnh đốn tiêu dung
Phương minh sắc dữ không
Dục thức bổn lai thể
Thanh sơn bạch vân trung.
Nghĩa:
Không còn chấp tâm và cảnh
Mới ngộ được lý sắc không
Muốn biết bổn lai thể
Kìa, mây trăng với non xanh."
Các bạn tu tập cần có chánh kiến, kẻo bị lạc trong điên đảo vọng tưởng do không biết trân trọng Niết Bàn trong cuộc sống. Người đủ thanh tịnh của Niết Bàn không bị vọng động theo các Pháp thì ngay tại đây mọi thứ là Niết Bàn, là cảnh giới cao nhất của sự sống, nhận thức ở tâm giải thoát tuyệt đối đó, không phải tìm cầu như cùng tử một chút an lạc của thế gian.
Vấn đề là tạp khí của con người: đau khổ cũng làm họ khổ, an lạc cũng làm họ dính mắc nên cứ mãi lênh đênh chạy trốn đau khổ mong cầu hạnh phúc mà không thành tựu Niết Bàn trong từng phút giây được. Phần đông thì con người phải đủ khổ và bất an thì họ mới tỉnh và tuệ mới tròn. Khi còn dính mắc một cái gì trong thế gian thì cạm bẩy đứng ngay bên cạnh và đó là Quy luật của Vũ Trụ, cũng để giúp bạn tốt nghiệp trên hành trình giúp bạn trở về mà thôi. Nhưng đừng phải học 1 bài học quá nhiều đời. Mỗi người các bạn sẽ có nghiệp và cách thức tỉnh khác nhau nhưng những gì Tammie chia sẽ là sự thật tối cao, Niết Bàn là sự thật tối cao mà tất cả các Thánh Điển muốn nói đến. Bên trên là 1 ví dụ điển hình.
Tammie dùng tất cả các phương tiện từ tất cả các Thánh Điển của các Bậc Thánh Hiền từ ngàn xưa để làm minh chứng cho sự thật về Chân Lý của Vũ Trụ này. Yêu Niết Bàn và Vũ Trụ trong đó có các Bạn.
Comments