top of page

Tặng các Bạn 1 đoạn trong Sách Chân Lý Và Năng Lượng III , Yêu Thượng Đế, các Bạn và Vũ Trụ. "THIÊN ĐÀNG THEO KHOA HỌC"

Tặng các Bạn 1 đoạn trong Sách Chân Lý Và Năng Lượng III , Yêu Thượng Đế, các Bạn và Vũ Trụ .

"Thiên Đàng Theo Khoa Học

2 nhà khoa học lừng danh bật nhất trong lịch sử nhân loại từng kết luận như sau:

Albert Einstein: “Mọi thứ là năng lượng, vậy thôi. Khi bạn sống bằng tần số nào thì bạn sẽ chiêu cảm hiện thực ở tần số ấy. Không thể khác hơn được”.

Nikola Tesla: “ Nếu bạn muốn tìm bí mật của Vũ Trụ, hãy suy nghĩ theo chiều hướng của năng lượng, tần số, và độ rung động”.

Hãy nhìn vào biểu đồ về Các Tần Số Sóng Não từ dưới lên trên: tần sóng não Delta là thanh tịnh( ít dao động nhất), tần sóng não Delta thường có mặt vào ban đêm trong khi ngủ và tần sóng não này hỗ trợ sản xuất các hóc môn cần thiết để giúp chữa lành/làm mới não và cơ thể. Tiếp theo, tần sóng não Theta là dao động nhiều hơn tần Delta nhưng ít dao động hơn các tầng khác. Tần sóng não Theta kích thích giải phóng GABA, một chất hoá học được gọi là “làm dịu” hoặc “tạo bình an” trong não. Bạn cần GABA để tạo ra sự thư giãn, làm giảm căng thẳng và lo lắng. Tần sóng não Alpha tạo cảm giác bình tỉnh, yên bình. Sóng Não Beta, ở tần số cao, có thể gây bất an và lo lắng. Sóng não Gamma thì bạn có thể đoán được qua mức độ giao động của chúng. Đây là tần số của sự dao động tâm liên tục.


Tuỳ theo nhận thức của mỗi chúng sinh mà định nghĩa Thiên Đàng, ví dụ , những chúng sinh thường xuyên bị bất an và stress trong các tần sóng não như Gamma và Beta thì khi họ đạt đến những mức độ bình an hơn ví dụ như Alpha thì họ đã cho đó là cảm giác Thiên Đàng, nơi mà họ cảm thấy bình an , hạnh phúc và đỡ bất an( đau khổ hơn). Còn những người đã đạt đến các trạng thái thiền định của Alpha, hoặc Theta thì họ lại thấy sự nhất tâm bất loạn của tần sóng não Delta là thanh tịnh và hạnh phúc thù thắng hơn, vì hạnh phúc đó ít dao động và thay đỗi ( gây ra bất an) như các tần sóng não khác. Đối với các Bậc càng thanh tịnh trong công phu chuyên môn tiến đến quả vị Thánh Hiền thì họ sẽ tự thấy các pháp là vô thường và là nguyên nhân của khổ, càng ở các tần tâm thấp của thế gian thì các tầng tâm ấy càng dao động/sinh diệt liên tục hơn nên không thể trụ vào các tâm(pháp) đó mà có bình an được. Do đó các Bậc Minh Triết khi tu tập chuyên môn, họ sẽ dần tiến để chỗ Bản Lai Diện Mục/Chơn Tâm/Niết Bàn, nơi thường tại định và thanh tịnh của Bậc Thánh, nơi đó chấm dứt tất cả đau khổ/bất an của Tam Giới này. Ngay cả hạnh phúc của thiền định cũng là nguyên nhân đem đến đau khổ, vì bản chất của thiền định cũng là do nhân duyên ( thiền định) sinh và do nhân duyên (ngưng thiền định) mà diệt, nơi đó vẫn vô thường và không phải là chỗ an trú thuần khiết/thanh tịnh ( thường tại định) của Bậc Thánh. Niết Bàn vượt ngoài có và không và là điều mà Khoa học hiện tại vẫn đang nghiên cứu và lý giải. Nơi đó vượt ngoài mọi sự rung động của sóng não nên không thể đo được. Niết Bàn, nơi thanh tịnh tuyệt đối của Bậc Thánh và Vũ Trụ này có thể nói là tần sóng não đó trên Delta 1 bậc và sự thanh tịnh đó là không giới hạn, do vô tướng nên không giới hạn và không thể định nghĩa hoặc đo đếm được. Cũng giống như con người từ ngàn xưa, qua nhiều tôn giáo khác nhau, nhưng mãi vẫn không thể xác định được 1 cái tên ( giới hạn) nào cho Thượng Đế, một số Tôn Giáo gọi Ngài là The Unnameable hoặc The Indefinable, nghĩa là “không thể khái niệm được” hoặc “không thể định nghĩa được”Thượng Đế. Tất cả Tôn Giáo chỉ biết Thượng Đế/Đấng Tối Cao/Niết Bàn là tất cả, biết tất cả, có mặt khắp mọi nơi và là Đấng Tạo Hoá, Ngài nắm tất cả mọi quyền năng trong Vũ Trụ này. Ví dụ:

Theo Đạo Ấn Độ Giáo: Brahman ( Đấng Tối Cao) là vô hình (không có cơ thể, không có giới tính), có mặt khắp mọi nơi và là gốc (nền tảng) đằng sau tất cả mọi hiện tướng. Ngài tạo ra và duy trì Vũ trụ.


Thiên Chúa Giáo gọi Thượng Đế là Đấng vĩnh cửu, tối cao, người đã tạo ra và bảo tồn vạn vật.

Theo Phật Giáo thì Pháp Thân là vô sanh bất diệt, Pháp Thân bao trùm khắp vũ trụ. Là nơi phát sinh tất cả, từ loài Hữu tình đến vô hình. Theo Kinh Điển Phật Giáo Bắc Tông thì một trong những hiện tướng của Pháp Thân là Phật Đại Nhật Như Lai ( Tỳ Lô Giá Na Phật), Ngài được biết là một vị Phật vạn năng, tự do và tự tại, là nguồn của sự giác ngộ. Tên của Ngài mang ý nghĩa gồm ba phần: thành tựu công việc, diệt trừ u tối và chiếu sáng muôn nơi. Đại Nhật Như Lai là vị Phật với ánh sáng trí tuệ chiếu soi cùng khắp. Trong tam thiên đại thiên thế giới này, không đâu không phải là Ngài, từ hạt vi trần cho đến các cõi giới đều mang Pháp thân của Ngài. Tôi và các Bạn Thiên Nhãn thường xuyên thấy Vị Phật này trước khi tôi biết đến Ngài ấy được gọi là Tỳ Lô Giá Na Phật. Đối với tôi thì Niết Bàn và Pháp thân là 1 vì đó là trạng thái thường tại định ( bất sinh bất diệt) và là bản chất thật của tôi và Vũ Trụ này. Nơi đó tịch tịnh nhưng thường sáng, ánh sáng của trí tuệ vô hạn ( vô tướng) nên biết hết và thông hết tất cả các pháp trong Vũ Trụ này.

Theo Đạo Hồi Thì Đấng Tối Cao ( được gọi là Allah) là Đấng tạo ra tất cả, Ngài có tất cả trí tuệ và quyền năng của Vũ Trụ.

Theo Đạo Do Thái, vào đầu Kinh Torah (Sáng thế ký 1), người ta xác định rằng Thượng Đế đã tạo ra vũ trụ từ hư vô. Ngài là tạo hoá của Vũ Trụ và có quyền năng tối cao( không giới hạn) trong Vũ Trụ này.


Kết Luận: “Niết Bàn là Lạc Tối Thượng”_ Đức Phật

Thượng Đế/Niết Bàn là Thiên Đàng tối cao vượt ngoài tất cả mọi dao động ( bất an) của thế gian, thật vậy, Niết Bàn thanh tịnh hơn cả tầng sóng não Delta( tần sóng não vi tế nhất mà khoa học có thể đo được của trạng thái ngủ sâu).

Theo tất cả các Tôn Giáo chính được kể trên, thì Thượng Đế là đại diện cho Thiên Đàng và quyền năng tối cao của Vũ Trụ. Kinh Thánh gọi đó là Thiên Đàng Mới, nơi mà những người có tên trong Sách Của Sự Sống được trở về và đời đời sống chung ở Thiên Đàng với Thượng Đế. Tất cả mọi Tôn Giáo như Đạo Chúa, Đạo Hồi, Đạo Do Thái… đang mong đợi sự xuất hiện của Đấng Cứu Thế và Thiên Đàng Mới đó. Thiên Đàng Mới đó, Đạo Phật gọi là cõi Phật của Phật Di Lạc (1 tên gọi khác của Đấng Cứu Thế), Đạo Hindu gọi là Thời Kỳ Hoàng Kim, Ngài Kalki( 1 tên gọi khác của Đấng Cứu Thế ) sẽ xuất hiện và đưa nhân loại bước vào Thời Kỳ Hoàng Kim ( của Thiên Đàng Mới). Ngài sẽ xuất hiện để cứu rỗi khi thế gian đang bị chìm ngập trong đau khổ, thời điểm xuất hiện của Ngài được gọi là Kali Yuga. Theo mốc thời gian cũng như những gì đang xảy ra như chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh… thì chúng ta hiện đang trong thời kỳ được gọi là Kali Yuga đó. Các tên gọi của Đấng Cứu Thế là khác nhau do sự khác nhau về văn hoá, ngôn ngữ, địa lý, và thời gian nhưng tất cả đều chỉ về một điều, đó là: Đấng Cứu Thế với ánh sáng trí tuệ rộng lớn và không giới hạn, cộng với tình yêu thương vô điều kiện của Nhất Chơn Pháp Giới, của Thiên Đàng nơi mà Ngài đã đến từ, Ngài ấy sẽ đủ năng lực trí tuệ và yêu thương để dẫn dắt chúng sinh bước vào Thời Kỳ Hoàng Kim của Thiên Đàng mới mà tất cả các Thánh Điển muốn nói đến."



Comments


bottom of page